3.2 Cửa hàng bánh ngọt với câu chuyện thương hiệu
Việc mở cửa hàng bánh ngọt thì có thể mở ngay trong ngày nhưng tạo thương hiệu lại là một quá trình.
Bạn có thể xây dựng tiệm bánh ngọt vừa làm vừa bán thêm cafe, thức ăn khô đóng gói,... Loại hình kinh doanh này khá phổ biến ở các thành phố. Cửa hàng sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của giới trẻ đến ăn và đến uống nước, chụp ảnh check-in. Tuy nhiên, bạn cần thiết kế không gian cửa hàng đẹp và rộng, phong cách hiện đại, xu hướng mới và có thể trang trí theo các concept phù hợp.
Cửa hàng bánh ngọt với câu chuyện thương hiệu
Nếu muốn chỉ chuyên về các loại bánh thì bạn có thể mở tiệm bánh sinh nhật, bánh ngọt các loại, làm theo yêu cầu khách hàng. Loại hình này khá phổ biến và được nhiều người lựa chọn.
Trường hợp bạn không đủ vốn thuê mặt bằng cửa hàng thì có thể chọn bán bánh online qua các kênh mạng xã hội. Hình thức kinh doanh này vừa tiết kiệm chi phí mặt bằng vừa giảm giá thuê nhân sự, bù lại thì giá bánh có thể rẻ hơn. Mở tiệm bánh online ban đầu thì bạn sẽ bán cho người quen, bạn bè, đồng nghiệp,... và chỉ đáp ứng được số lượng khách nhỏ.
Dù chọn loại hình thức nào để kinh doanh thì chúng ta cần tạo thương hiệu cho cửa hàng. Có thể là một loại bánh đặc biệt, hoặc không gian độc đáo, thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình, chu đáo,....
Từng chi tiết nhỏ, hành động nhỏ của cửa hàng cũng là cái để khách hàng ấn tượng và nhớ đến bạn. Phong cách, thái độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút khách hàng hay không. Bên cạnh đó, cách thiết kế tiệm bánh và trang trí, nhân sự cũng cần chú trọng đầu tư.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bánh bèo
3.3 Mở cửa tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng bánh ngọt thì bạn cần chuẩn bị số vốn bao nhiêu là đủ?
Bạn cần có khoảng 5.000.000 VNĐ – 30.000.000 VNĐ để thuê mặt bằng kinh doanh mỗi tháng, tùy vị trí và diện tích.
Mua sắm các dụng cụ, máy móc làm bánh cơ bản: lò nướng, dụng cụ cân đo nguyên liệu, máy đánh kem, tủ lạnh, dụng cụ trang trí, tủ kính, bàn xoay,…Mức giá các thiết bị này không quá cao và có nhiều dung dích, thể loại cho chúng ta lựa chọn. Bạn cần khoảng từ 3.000.000 VNĐ – 15.000.000 VNĐ để mua sắm, tùy vào nhu cầu và nguồn tài chính của bạn.
Những loại nguyên liệu cơ bản ban đầu để làm bánh: bột mì, sữa, bơ, trứng, bột matcha, bột chocolate, kem, chất tạo màu,...
Các chi phí phát sinh khác: chi phí nhập hàng hóa, quảng cáo, thuê nhân viên, chi phí vận chuyển, lưu kho, chi phí vận hành, khai trang, giảm giá,…
>>>Xem thêm: Bánh ram (đặc sản)
3.4 Tuyển nhân viên bếp bánh
Nhân viên làm bánh và bán bánh không yêu cầu trình độ học vấn cao. Bạn có thể tìm nguồn lao động phổ thông hoặc thuê các bạn sinh viên làm nhân viên bán hàng theo ca. Bạn có thể thay ca với mức lương 15.000 VNĐ – 18.000 VNĐ/ giờ.
Tuyển nhân viên bếp bánh
Ngoài ra, khi quán đã có lượng khách ổn định, bạn cũng cần thuê thêm nhân viên phụ làm bánh để đảm bảo hiệu suất công việc. Đối với thợ làm bánh thì bạn có thể tìm những người đã có tay nghề hoặc đào tạo từ đầu.
>>>Xem thêm: Mật mía (nguyên liệu làm bánh)
3.5 Đầu tư dụng cụ, thiết bị bếp bánh
Chọn mua dụng cụ làm bánh thì cần tùy theo loại bánh và công dụng thì sẽ có các loại dụng cụ khác nhau. Trong đó, cửa hàng bánh ngọt nhất định phải có lò nướng, tủ lạnh, phới trộn nguyên liệu, dụng cụ cân đo, dụng cụ trang trí, khuôn tạo hình, bàn xoay, đui bắt kem,… Các thiết bị làm bánh được bày bán tại rất nhiều trang web thương mại điện tử với mức giá vừa phải và có nhiều loại cho chúng ta lựa chọn.
Đầu tư dụng cụ, thiết bị bếp bánh
Nếu bạn không có nhiều vốn để mua nhiều loại máy móc thì có thể giảm tối đa tiền mua dụng cụ qua các trang thanh lý. Chúng ta có thể tìm mua dụng cụ của các cửa hàng không dùng nữa. Bạn có thể vào các trang, group hội làm bánh, hội thanh lý đồ,… và tìm hỏi để được mua với giá tốt hơn, tùy mức độ cũ hay mới. Chọn máy móc thanh lý nhưng cũng cần kiểm tra chất lượng và đảm bảo vẫn còn dùng tốt bạn nhé.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bánh canh
3.6 Chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng
Kinh doanh cái gì cũng cần có kế hoạch và lộ trình ngay từ đầu để vận hành quá trình buôn bán. Nếu ý tưởng kinh doanh của bạn tốt kết hợp nguồn vốn đủ để mở tiệm bánh ngọt thì sẽ rất thuận lợi. Trong đó, chiến lược kinh doanh là xương sống của cửa hàng. Cửa hàng có phát triển không, tiếp cận được các đối tượng khách hàng tiềm năng hay không, kinh doanh có hiệu quả và chăm sóc khách hàng tốt hay không,...? Đây đều là những câu hỏi mà chiến lược kinh doanh của bạn cần trả lời.
Nhìn chung, chúng ta cần phải biết được chiến lược kinh doanh sẽ ảnh hưởng rất lớn và đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các loại mô hình kinh doanh. Để chuẩn bị kỹ kế hoạch, bạn có thể đi nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh,... Bạn cần nắm rõ thông tin thị trường và mặt bằng chung tại khu vực định mở cửa hàng bánh ngọt có tiềm năng hay không.
4. Bí quyết làm giàu từ bếp bánh nhỏ
4.1 Lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng
Mua nguyên liệu là công đoạn quan trọng cần chọn lọc nhà cung cấp với giá cả phù hợp. Bên cạnh đó, nguyên liệu đảm bảo thì mới có thể tạo ra nhiều loại bánh ngon, chất lượng. Với các loại bánh ngọt, chi phí nguyên liệu có thể rẻ hơn so với các loại bánh mặn. Nguyên liệu làm bánh ngọt cũng dễ dàng bảo quản tốt hơn, lâu hơn để dùng cho những lần chế biến làm bánh sau.
Nguyên liệu làm bánh ngon cần: bột mì, sữa, matcha, kem, trứng, chocolate… Hiện nay, có rất nhiều nơi có cung cấp nguyên liệu giá sỉ, đa dạng. Bạn cần liên hệ và chọn vài đầu mối bán giá sỉ để làm việc lâu dài.
Bên cạnh việc nhập thì quản lý nguyên vật liệu, bảo quản, tồn kho cũng rất quan trọng. Nếu quy mô nhỏ thì bạn có thể xử lý nhưng cửa hàng tầm trung, lớn thì nên sử dụng phần mềm quản lý kho hàng. Phần mềm hỗ trợ quản lý và theo dõi tồn kho hàng hóa, cảnh báo ngày sắp hết và công nợ của nhà cung cấp,...
4.2 "Mạnh tay" đầu tư sáng tạo công thức đặc biệt
Để mở cửa hàng bánh ngọt 2023 thành công thì bạn cần học làm bánh ngon, trang trí đẹp mắt, độc lạ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cập nhật xu hướng và thị hiếu của thị trường.
Đầu tư sáng tạo công thức đặc biệt
Chuẩn bị nguồn vốn đủ để vận hành cửa hàng, chọn mô hình cửa hàng thích hợp với khách hàng mục tiêu. Thị trường luôn thay đổi và yêu cầu khác nhau theo từng giai đoạn. Chúng ta nên đầu tư học hỏi các kỹ thuật làm bánh hiện đại, cao cấp, đổi mới và sáng tạo không ngừng để luôn cho ra mắt nhiều loại bánh ngon, đảm bảo chất lượng.
4.3 Nhân sự kỹ thuật cao, thiết bị bếp hiện đại.
Muốn mở cửa hàng kinh doanh tiệm bánh, bạn cần phải chuẩn bị một số thiết bị cần thiết cơ bản:
- Tủ đông: Bảo quản nguyên liệu và bánh đã hoàn thành. Loại tủ chuyên dùng này thường dài khoảng 1,2m với giá tầm 20.000.000 VNĐ. Nếu không đủ vốn thì bạn có thể chọn tủ mát thay thế giá khoảng 6.000.000 VNĐ - 8.000.000 VNĐ.
- Máy đánh kem, đánh trứng
- Lò nướng
- Dụng cụ trang trí bánh
Bên cạnh các thiết bị bếp hiện đại, cửa hàng cũng cần vài nhân viên làm bánh có tay nghề cao để hỗ trợ và chia sẻ công việc. Làm bánh ngọt cần nhiều công đoạn và sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng quá trình.
Nhân sự kỹ thuật cao, thiết bị bếp hiện đại.
Bạn có thể tuyển các thợ làm bánh đã có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng thành phẩm.
4.4 Kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội
Mở cửa hàng làm bánh ngọt ngày nay nên kết hợp kinh doanh trên mạng xã hội. Con người có xu hướng mua sắm online và việc kinh doanh online cũng tiếp cận tốt hơn, rộng hơn offline. Bạn có thể tận dụng các nền tảng Facebook, Instagram, Tiktok để chạy quảng cáo cho cửa hàng bánh ngọt nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu.